Chứng bàn chân bẹt có di truyền không ?

Bàn chân bẹt thường thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì chúng có mỡ và mô mềm ở chân, nhưng vòm bàn chân có thể xuất hiện khi chúng ngồi nhón. Khi trẻ lớn lên, các mô co lại và chất béo biến mất, vòm chân sẽ phát triển cho đến lúc trưởng thành. Nhưng nếu vòm bàn chân không phát triển thì trẻ có thể bị khuyết tật bàn chân bẹt.

Bàn chân bẹt là bàn chân đặt phẳng hoàn toàn trên mặt đất khi bạn đứng. Nó xảy ra khi các mô gân nối xương và các khớp với nhau trở nên lỏng lẻo.

Bàn chân bẹt có thể di truyền trong gia đình

Bàn chân bẹt xuất hiện từ tuổi sơ sinh. Trong một số trường hợp, bàn chân bẹt có thể di truyền trong gia đình. Điều này có nghĩa là nếu bạn có bàn chân bẹt, con của bạn sẽ có nguy cơ bị tình trạng này. Tuy nhiên, trẻ cũng có thể may mắn thừa hưởng bàn chân bình thường của chồng hoặc vợ bạn. Đáng buồn là chứng bàn chân bẹt không thể phòng ngừa được.

Những điều làm tăng nguy cơ mắc chứng bàn chân bẹt

Nếu bạn quan tâm những yếu tố nguy cơ gây ra bàn chân bẹt cho con, bạn nên nói chuyện với bác sĩ hoặc các cố vấn di truyền. Những người đó có thể giúp bạn kiểm tra xem trẻ có nguy cơ hay không. 

Dưới đây là một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bàn chân bẹt ở trẻ:

Chứng bàn chân bẹt có di truyền không ?
Chứng bàn chân bẹt có di truyền không ?


Bạn hoặc vợ/chồng của bạn hoặc cả hai người có bàn chân bẹt;
Một hoặc nhiều thành viên trong gia đình có bàn chân bẹt (tiền căn gia đình có bàn chân bẹt);
Bạn hoặc vợ/chồng của bạn hoặc cả hai bạn đều thuộc một dân tộc đặc biệt hoặc vùng địa lý nhất định;

Bạn hoặc vợ/chồng của bạn hoặc cả hai người không có bàn chân bẹt mà mang theo một gen bệnh tật. Điều này có thể được kiểm tra với các xét nghiệm.

Hơn 1/3 trẻ em ở châu Á bị tật bàn chân bẹt. Tình trạng này có thể gây ra những biến chứng rất nghiêm trọng nếu không được chữa trị. Nếu chân bẹt và không cân sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể như vóc dáng, tướng đi, đứng của trẻ. Độ tuổi để tầm soát và điều trị tốt nhất là từ 3 − 8 tuổi.

Hiện nay, phương pháp điều trị hiệu quả nhất là dùng đế chỉnh hình bàn chân đặt trong giày. Khi bệnh nhân mang đế chỉnh hình bàn chân, triệu chứng bàn chân bẹt sẽ không phát triển thêm. 

Bên cạnh đó, việc kiểm soát kịp thời chứng bàn chân bẹt cũng giúp phòng ngừa những bệnh sau này trẻ có thể gặp phải như viêm đau khớp gối và đau lưng.

Nhận xét